DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN NGHÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 04/05/2024 | 07:39:28
 
Xem hình
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?

 Thời gian qua, nhiều tuyến quốc lộ, thậm chí là cả đường cao tốc ở phía Bắc bị hằn lún, trong khi đó ở khu vực phía Nam ít xuất hiện hiện tượng này. Vì sao?

 

 Hằn lún do vật liệu?


Trước tình trạng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên những tuyến đường mới đưa vào sử dụng, các chuyên gia đã có nhiều cuộc hội thảo tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đường bị hằn lún được chỉ ra là: Nhiệt độ môi trường thay đổi, xe quá tải, quy trình và chất lượng thi công, chất lượng nhựa đường hoặc các thành phần cốt liệu như: Cát, đá dăm… 

GS.TS. Dương Học Hải (Đại học Xây dựng) khẳng định, nếu nói nguyên nhân do nhiệt độ thời tiết nắng nóng, lượng phương tiện lưu thông tăng cao là thiếu chính xác. GS Hải cho biết, nhiệt độ mặt đường trên QL1 từ 30 năm trước đã trên 70oC chứ không phải bây giờ mới nóng thế. Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông nhựa mặt đường cũng đã tính toán đến yếu tố này. Do đó, nếu nói nguyên nhân làm bê tông nhựa bị nóng chảy do nhiệt độ tăng cao lúc trời nắng nóng là vô nghĩa. “QL1 làm mấy chục năm trước có bị làm sao đâu”, GS Hải nói.
 
GS Hải đưa ra 3 yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Trước hết là khâu lựa chọn nhựa, tiếp đó là sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa và quan trọng nhất là khâu thi công. “Tất cả các khâu này đều do con người thực hiện, vì vậy đừng đỗ lỗi cho các yếu tố khách quan. Nếu các khâu này được thực hiện đúng quy trình, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, chắc chắc đường không thể bị hằn lún”, GS Hải khẳng định.
 
Lý giải vì sao ở khu vực phía Bắc xuất hiện hằn lún nhiều hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang Phúc (Đại học GTVT) cho rằng ,có thể ở khu vực phía Bắc nguồn cốt liệu lựa chọn để thiết kế thành phần bê tông nhựa (đá, cát…) khó khăn hơn so với miền Nam. Bởi đa số đá ở miền Bắc chủ yếu là đá vôi có cường độ thấp nên việc phối trộn khó khăn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc Công ty CP ĐTXD BMT cho biết, tình trạng hằn lún vệt bánh xe không loại trừ khu vực miền Bắc hay miền Nam mà có thể xảy ra bất cứ ở đâu. Vấn đề là trong quy trình nghiên cứu, sản xuất và thi công bê tông nhựa mặt đường phải kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ hạn chế được hằn lún.
 
Cách nào xử lý triệt để hằn lún?

Câu hỏi đặt ra là có xử lý được triệt để vấn đề hằn lún vệt bánh xe đang gây bức xúc hiện nay không? Nhiều chuyên gia, các nhà thầu, đơn vị thi công đều khẳng định là hoàn toàn có thể xử lý được triệt để, quan trọng là các đơn vị có dám nhìn thẳng và quyết tâm không.

Thực tế, không phải ở khu vực phía Nam không có hằn lún vệt bánh xe. Mấy năm trước đã từng xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đường Đồng Văn Cống (đường liên tỉnh 25B) đã bị hằn lún vệt bánh xe. Đây là tuyến đường huyết mạch đi vào cảng Cát Lái với lưu lượng phương tiện dày đặc, đặc biệt là xe tải nặng, xe container. Đoạn đường này vừa mới đưa vào sử dụng tháng 5/2012, nhưng chỉ một thời gian sau đã bị hằn lún mặt đường ở làn xe container, có nơi hằn sâu gần 20cm.

Lúc đầu nhiều người cũng cho rằng tình trạng hằn lún là do xe tải nặng. Tuy nhiên, do không chẩn đoán chính xác “bệnh” nên sau nhiều lần sửa chữa đường vẫn bị hằn lún. 

Ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc BMT là đơn vị được giao thực hiện xử lý hằn lún ở tuyến đường này cho biết, đơn vị đã phải qua nhiều lần nghiên cứu mới tìm được giải pháp tối ưu. Từ vật liệu nhựa đường thông thường, công ty đã nghiên cứu cải tiến bằng cách cho thêm một loại phụ gia tăng cường độ khi tạo hỗn hợp bê tông nhựa. Thay vì sử dụng nhựa đường polymer có giá đắt gấp 1,5 lần so với nhựa đường thông thường, nhựa đường này đã được cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu ở các vùng miền. Cuối cùng vật liệu này đã được sử dụng thí điểm ở một số đoạn trên đường Đồng Văn Cống và tình trạng hằn lún mặt đường được xử lý triệt để. Hiện tại, Công ty cũng đã lên kế hoạch dùng vật liệu này để sửa chữa toàn bộ tuyến đường này.

Công nghệ trên cũng được sử dụng trên Xa lộ Hà Nội. Với lưu lượng trên 50.000 lượt xe/ngày đêm, trong đó có nhiều xe container, xe tải nặng nhưng Xa lộ Hà Nội vẫn không hề hấn gì. Tương tự, tuyến QL1 đoạn An Sương - An Lạc cũng có lưu lượng phương tiện trên 30.000 lượt/ngày đêm, nhưng sau nhiều năm đưa vào sử dụng cũng không hề hằn lún. “Nếu nói nguyên nhân hằn lún là do xe quá tải thì đây là ví dụ điển hình”, GS Dương Học Hải nói.
Nguồn: giaothongvantai.com.vn
 Cầu Mỹ Thuận 2 đang thi công vượt tiến độ
 Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực GTVT
 TP.HCM dự kiến mở lại vận tải khách liên tỉnh từ 1/11
 Cuối tháng 9 hợp long cầu Metro Sài Gòn
 Tập trung làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đúng tiến độ
 Thử nghiệm thu phí không dừng tại cầu Phú Mỹ
 TP HCM: Đầu tư gần 400 tỷ đồng nâng cấp QL1
 Gần 23.000 tỉ đồng để khép kín đường vành đai 2- TP.HCM
 Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách làm hai dự án