DỰ ÁN
TIN TỨC NỔI BẬT
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức Lễ kết nạp Đảng viên mới và công nhận Đảng viên chính thức
 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028 Đại hội Công đoàn bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023; Hội nghị viên chức và người lao động năm 2023 của Phân viện KHCN GTVT Phía Nam
Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025 Đại hội Chi bộ phận Phân viện KHCN GTVT Phía Nam nhiệm kỳ 2022-2025

LIÊN KẾT

Lịch vạn niên

  Trang chủ  
  Giới thiệu  
  LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG  
  NHÂN LỰC - THIẾT BỊ  
  KINH NGHIỆM - THÀNH TỰU  
  TIN TỨC  
  Liên hệ  
 English
TIN TỨC MỚI 30/04/2024 | 20:23:58
 
Xem hình
Hạn chế xe cá nhân: Giải pháp kinh tế sẽ đem lại hiệu quả

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo bổ sung đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Đổi tên phí lưu hành phương tiện

Theo văn bản gửi Thủ tướng, Bộ GTVT sửa tên gọi “Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” thành “Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ“ theo ý kiến tham gia của Bộ Tài chính để  sát với mục tiêu và nội dung của phí. Tên gọi của Phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm vẫn được giữ nguyên.

han che phuong tien ca nhan phai song song voi phat trien phuong tien van tai cong cong
Hạn chế phương tiện cá nhân phải song song với
phát triển phương tiện vận tải công cộng

Đối tượng thu của Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô. Các loại xe công như xe của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, xe quân đội, xe công an, xe của cơ quan tổ chức ngoại giao nước ngoài không phải nộp loại phí này.

Trước đó, tại văn bản số 3092/BTC-HCSN ngày 8/3/2012, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ GTVT loại trừ thu đối với xe của doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhiều lý do khác nhau, một số phương tiện giao thông về bản chất là phương tiện cá nhân nhưng theo hình thức lại thuộc sở hữu doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy, Bộ GTVT chỉ thống nhất không thu phí đối với xe công như trên.

Mức thu Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ  cơ bản  giữ nguyên như Tờ trình trước đây chỉ khác mức thu năm sau được tính tăng 5% so với năm trước liền kề (trước đây đề xuất là 10%). Cụ thể, xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 được áp mức 20 triệu đồng/năm. Ô tô có dung tích xi lanh từ trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 áp mức 30 triệu đồng/năm và 50 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3.

Mức thu đối với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 là 500 nghìn đồng và 1 triệu đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Bộ GTVT cũng cho rằng việc giao cho các Trung tâm đăng kiểm, Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở GTVT thu phí của xe ô tô và các địa phương thu phí xe máy là khả thi vì trên thực tế các cơ quan này nắm chắc được số lượng xe. Một điểm mới tại tờ trình lần này là Bộ GTVT tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính lùi thời hạn thu phí với xe mô tô ít nhất sau 6 tháng so với ô tô.

Địa phương quyết định mức thu, khu vực và thời gian thu phí ô tô và thành phố giờ cao điểm

Về cơ bản, đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm không  thay đổi so với Tờ trình trước đây của Bộ GTVT. Đối tượng thu vẫn là xe ô tô các loại (trừ xe của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội, xe công an, xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài và xe buýt).

Phí này được thu vào khung giờ cao điểm tập trung nhiều phương tiện dễ gây ùn tắc khi xe đi vào khu vực nội đô thành phố.

phuong tien vao trung tam thanh pho gio cao diem se phai nop phi 1
Phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm sẽ phải nộp phí

Thời gian thu, khu vực thu cụ thể của từng thành phố giao UBND cấp tỉnh quy định. Cụ thể, sẽ thiết lập các trạm thu phí ô tô theo phương thức thu phí thông minh, không dừng tại các cửa ngõ ra, vào khu vực trung tâm thành phố (thu khi xe đi vào trung tâm thành phố, không thu khi xe đi ra).

Bộ GTVT cũng đề xuất mức phí trần là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến 7 chỗ và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại. Mức thu cụ thể giao UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp.

Người dân phải lựa chọn hình thức đi lại phù hợp

Trong báo cáo trình Thủ tướng, Bộ GTVT  khẳng định, việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm sẽ hạn chế đáng kể việc phát triển số lượng phương tiện cá nhân đường bộ và việc ô tô đi vào trung tâm thành phố trong các giờ cao điểm; khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện GTCC; giảm thiểu TNGT và UTGT tại các thành phố đồng thời tạo nguồn chi đầu tư nâng cao năng lực của hạ tầng giao thông đường bộ và đầu tư cho các công trình đảm bảo ATGT. Khi đó, người dân sẽ được hưởng lợi (tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, hao mòn phương tiện khi tham gia giao thông) do lưu thông thông thoáng hơn.

Nhận định về tác động của loại phí này, nhiều người nhận định, mức phí đề xuất nêu trên sẽ khiến một bộ phận người dân đủ khả năng mua được ô tô cá nhân nhưng không chịu nổi mức phí phải đóng hàng năm. Khi đó, họ sẽ phải lựa chọn loại phương tiện khác để thay thế.

Thanh Bình

Hơn 612.000 xe ô tô sẽ phải nộp phí hạn chế phương tiện cá nhân

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng ô tô chịu sự tác động của chính sách thu phí phương tiện cá nhân là hơn 612.000 xe (chiếm 0,77% dân số cả nước).

Các xe này phần lớn được sử dụng cho các mục đích cá nhân do vậy, về cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, giá thành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng cho rằng loại phí này khi được ban hành sẽ khiến một số cá nhân phải chịu thêm chi phí, từ đó sẽ có những phản ứng nhất định về mặt xã hội.

Không có chuyện phí chồng phí

Trả lời ý kiến của Bộ Tư pháp về việc chồng lấn giữa phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ với phí sử dụng đường bộ, Bộ GTVT khẳng định, hai loại phí này hoàn toàn khác nhau cả về mục tiêu thu và đối tượng thu.

Theo đó, Phí sử dụng đường bộ để tạo nguồn quản lý bảo trì đường bộ (đối với đường do Nhà nước đầu tư) và hoàn vốn đầu tư, chỉ quản lý bảo trì (đối với đường đầu tư theo hình thức BOT).

Phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm thiểu TNGT; tạo nguồn chi đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống kết cấu  hạ tầng giao thông đường bộ và đầu tư cho các công trình đảm bảo ATGT.

Về đối tượng, phí sử dụng đường bộ thu với tất cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy... Trong khi đó, phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ chỉ nhắm vào một số đối tượng trong số đó.

T.B

 Hoàn thành nâng cấp, QL53 Trà Vinh - Long Toàn khai thác thế nào?
 Đoàn thanh niên Bộ GTVT ủng hộ gần 100 triệu đồng chống dịch COVID-19
 Đầu tư 3.500 tỷ đồng xây đường trên cao vào Tân Sơn Nhất
 Triển khai dự án khôi phục, cải tạo QL20
 Cuối tháng 11/2015, Hợp long cầu Long Bình bắc qua sông Bình Di
 Bổ nhiệm lại ông Nguyễn Ngọc Đông giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
 Khánh thành công trình cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm
 Khởi công xây dựng nhà ga cảng hàng không Cát Bi
 35 nhà thầu nỗ lực hoàn thành 186 cầu treo đúng tiến độ